Bí quyết tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

Bí quyết tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

Nhân viên có động lực có thể dẫn đến tăng năng suất và cho phép một tổ chức đạt được mức sản lượng cao hơn. Có thể nói rằng động lực là yếu tố rất quan trọng đối với một nhân viên nói riêng và cả một tổ chức nói chung.

Các nghiên cứu chuyên sâu cũng đã chỉ ra rằng động lực sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của mình, tạo tiền đề để nhân viên đó có thể học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân. Một nhân viên có động lực sẽ luôn có sự hài lòng trong công việc và luôn tìm cách để hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Tương tự như vậy, đối với một doanh nghiệp sở hữu lực lượng nhân viên luôn tràn đầy động lực, chính sự cống hiến và đóng góp của họ sẽ khiến doanh nghiệp phát triển, đạt được nhiều thành công và gia tăng lợi nhuận.

Theo một số thống kê, các doanh nghiệp với nhân viên được thúc đẩy có doanh thu gấp 2,5 lần so với các đối thủ cạnh tranh khác vì những nhân viên làm việc có động lực sẽ có năng suất cao hơn ít nhất 50% so với những người khác.

Tuy nhiên, có đến 75% các công ty lại không có chiến lược cụ thể để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên. Và do đó, có đến 72% người lao động không làm được việc do thiếu động lực để tập trung và năng lượng để làm việc. Ước tính, chi phí cho những nhân viên này trong ngành công nghiệp Mỹ lên đến khoảng 370 tỷ đô mỗi năm. Một số hậu quả cụ thể mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi nhân viên đánh mất động lực làm việc có thể kể đến như:

  1. Năng suất thấp và biểu hiện kém: Khi sản phẩm, dịch vụ và dự án chậm tiến độ, đạt chất lượng kém, năng suất lao động của toàn công ty sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
  2. Nhân viên không hài lòng về công việc: Những khiếu nại, tin đồn và thông tin tiêu cực trong công việc khiến nhân viên không còn muốn làm việc.
  3. Dịch vụ khách hàng kém: Những người làm việc trực tiếp với khách hàng không có động lực sẽ không thể đưa ra các giải pháp sáng tạo, những lời giải đáp lịch sự cho các vấn đề và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
  4. Lợi nhuận thấp: Làm việc thiếu tập trung; dịch vụ khách hàng kém; dịch vụ, sản phẩm không tốt, trong khi lợi nhuận từ việc đào tạo, tuyển dụng thấp và chi phí nhân viên cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bí quyết tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên

1. Chia sẻ tầm nhìn và đặt mục tiêu rõ ràng

Các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình nếu họ biết những gì họ đang hướng tới. Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn nhận thức được tầm nhìn của bạn và mục tiêu cuối cùng của bạn cho doanh nghiệp là gì, bởi điều này khuyến khích tất cả mọi người làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt hơn. Song song đó, việc thường xuyên đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được để bạn và đội ngũ của bạn có thể theo dõi tiến trình và họ có thể thấy thành công của mình một cách hữu hình. Điều này nuôi dưỡng năng suất và giúp nhân viên cảm thấy có giá trị và động lực.

2. Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên

Là một người quản lý, bạn hãy nhớ luôn khen ngợi nhân viên về hiệu quả làm việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Khi đó, các nhân viên sẽ thấy rằng bạn trân trọng và công nhận những nỗ lực mà họ đã bỏ ra. Hãy tạo động lực cho nhân viên bằng cách này thông qua việc khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ như: Một món quà gift coupon, khen thưởng nhân viên giỏi nhất tháng. Cách tạo động lực cho nhân viên này tuy đơn giản nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần tối ưu hiệu suất lao động cũng như tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.

3. Đãi ngộ công bằng

Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty. Điều này thể hiện đầu tiên ở việc thanh toán tiền lương nhân viên. Bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Khi đó các nhân viên sẽ xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình có động lực, kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đã vạch ra. Phương án này thực sự mang lại hiệu quả cao và thường được áp dụng để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, các nhà quản lý cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.

4. Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả đó là tổ chức đào tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả hơn. Những sáng kiến của các nhân viên liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm hay thiết kế các dịch vụ, là những người tham gia giao dịch với khách hàng và giải quyết vấn đề hàng ngày. Như vậy, các nhà quản lý cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú, trung thành để có những các kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng hiệu quả mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

5. Tạo sự tin tưởng cho nhân viên

Lòng tự trọng của con người là tương đối cao vì vậy nếu bạn không tin tưởng nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng. Bên cạnh đó, nếu nhân viên không tin tưởng người quản lý thì họ cũng không có tạo động lực cống hiến tài năng của mình một cách tận tâm. Vì vậy, là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý bạn cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng đồng thời bạn cần chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để họ không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu bạn làm mọi việc tốt nhất có thể.

6. Đưa ra những phản hồi hữu ích

Trong quá trình làm việc và cống hiến, các nhân viên luôn muốn được nghe nhận xét, góp ý cũng như khen ngợi từ các quản lý cấp cao. Vì thế mà các nhà quản lý cần phải biết cách đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét cho nhân viên một cách khéo léo để nhân viên vừa thấy được những thiếu sót vừa lấy đó là lời chỉ bảo để phát huy hết khả năng của mình. Khi nhân viên mắc khuyết điểm hãy khoan chỉ trích họ mà thay vào đó, bạn cần đưa ra những lời nhận xét tích cực, biến những sai lầm của nhân viên thành mục tiêu làm việc cũng như biến thành thử thách thành cơ hội. Còn nếu nhân viên làm tốt công việc của mình thì đừng ngần ngại mà hãy đưa ngay cho họ những lời khen ngợi, khuyến khích phát huy để tạo động lực cho nhân viên một cách kịp thời và hiệu quả.

Bí quyết tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

7. Phân quyền cho nhân viên

Một trong các kỹ năng tạo động lực cho nhân viên mà các nhà quản trị cần phải có đó là “phân quyền”. Có nghĩa là cho phép nhân viên của mình tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao. Khi được phân quyền, nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao. Từ đó họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cũng như chứng minh năng lực của mình đối với cấp trên. Tuy nhiên hình thức trao quyền được dựa trên sự tin tưởng, vì thế bạn phải có niềm tin vào khả năng của nhân viên cũng như chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Hình thức trao quyền này thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng vì vậy đây là một trong các cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.

Kết luận

Như vậy, việc tạo động lực cho nhân viên không chỉ nhằm thúc đẩy năng suất lao động mà còn là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Với các cách tạo động lực cho nhân viên mà skbinhduong.com đưa ra, hy vọng bạn sẽ có được cho mình chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp của mình sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.